Cách phân biệt giữa phế liệu và phế thải

Mặc dù là những cụm từ vô cùng gần gũi trong cuộc sống của mỗi chúng ta, song, nhiều người vẫn gặp không ít khó khăn trong việc phân biệt sự khác nhau giữa phế liệu và phế thải. Để giúp mọi người dễ dàng hơn trong việc nhận định đúng định nghĩa của 2 cụm từ này, chúng tôi sẽ giải thích thông qua bài viết sau đây.

PHẾ LIỆU VÀ PHẾ THẢI

Phế liệu là gì?

Theo Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 (Khoản 16 Điều 3), phế liệu là những vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm đã bị loại bỏ từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác.

Phế thải là gì?

Trong khi đó, phế thải (hay còn gọi là chất thải) là các loại vật chất được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác (khoản 12 điều 3 Luật BVMT).

SỰ KHÁC NHAU GIỮA PHẾ LIỆU VÀ PHẾ THẢI

Có thể phân biệt phế liệu và phế thải theo 3 tiêu chí sau:

Các yếu tố để trở thành phế liệu hoặc phế thải

Phế liệu: Là những vật liệu, sản phẩm tồn tại dưới dạng vật thể, có thể, đã được phân loại và lựa chọn.

Phế thải: Là những vật chất tồn tại dưới dạng rắn, lỏng, khí.

Các yếu tố bị loại bỏ

Phế liệu: Chủ sở hữu vật liệu, sản phẩm chủ động từ bỏ khai thác, sử dụng sản phẩm, vật liệu đó.

Phế thải: Chủ sở hữu có thể chủ động từ bỏ khai thác, sử dụng vật chất hoặc buộc phải từ bỏ do vật hết giá trị sử dụng.

Mục đích sau khi bị thải ra

Phế liệu: Thu hồi và tái sử dụng làm nguyên liệu mới cho quá trình sản xuất sản phẩm khác.

Phế thải: Luật BVMT 2014 không đề cập tới mục đích sau khi phế thải bị thải ra mà nó chỉ quy định phải có biện pháp xử lý, tiêu hủy phù hợp với từng loại chất thải.

PHÂN LOẠI PHẾ LIỆU

Hiện nay, trên thị trường, phế liệu được phân ra làm 3 loại riêng biệt như sau:

Phế liệu thô

Đây là loại phế liệu chiếm sản lượng cao nhất trong số 3 loại phế liệu, chúng chiếm khoảng 2/3 tổng sản lượng phế liệu.

Phế liệu thô gồm đất đá tròn xây dựng hoặc khi khai thác khoáng sản, kính, gạch, bê tông, tro…

Những phế liệu này không thể phân hoá hay bốc cháy vì vậy nó sẽ chất thành đống sau khi được thải ra môi trường. Nó sẽ được dùng để bồi đắp vùng trũng. Với tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay thì những phế liệu thô này có chức năng củng cố cồn đất, lấn biển hay bãi đá.

Phế liệu không nguy hiểm

Khoảng 1/3 tổng sản lượng phế liệu thì thuộc nhóm phế liệu không nguy hiểm này. Các thứ như: Hoa, lá cây, gỗ, rơm, giấy, nhựa,… chính là phế liệu không nguy hiểm mà chúng ta thường gặp.

Những loại phế liệu không nguy hiểm này có thể đem lại lợi ích kinh tế cho con người bởi nó có thể sử dụng tuần hoàn bằng cách đốt cháy để lấy ẩn nhiệt hay ủ thành phân… Nói tóm lại, nhiều thứ thuộc nhóm phế liệu không nguy hiểm này rất hữu dụng đối với cuộc sống con người.

Phế liệu nguy hiểm

Phế liệu nguy hiểm chiếm dưới 4% tổng sản lượng phế liệu, chúng chỉ là một phần thiểu số. Tuy vậy, những loại này thường chứa những chất độc hại đối với con người, sinh vật và cả môi trường. Chúng bao gồm: Các vật liệu phóng xạ, chất hoá học, các chất thải y tế…

Vật liệu phóng xạ thì còn có thể lưu trữ chờ nó phân hạch hết. Còn những vật liệu khác bắt buộc phải phân huỷ chúng theo từng cách phù hợp.

NHỮNG LOẠI PHẾ LIỆU CÓ THỂ DÙNG ĐỂ TÁI CHẾ

Phế liệu giấy

Các vật dụng làm từ giấy như: bìa carton, giấy báo, vở…. thì rất dễ tái sử dụng. Nhiều người vẫn dùng giấy cũ để gói đồ thực phẩm, một cạch hạn chế sử dụng túi ni lông giúp bảo vệ môi trường.

Ngoài cách trên, các công ty phế liệu còn có thể thu gom giấy cũ để làm nguyên liệu sản xuất ra các loại giấy tái chế khác, mang lại hiệu quả tốt lại tiết kiệm nhiên liệu và tài nguyên rừng.

Phế liệu nhựa

Các vỏ thiết bị điện thoại, máy tính, các loại chai lọ và hầu hết các loại nhựa đều có thể được công ty tái chế nhựa thu mua và tái chế thành các sản phẩm nhựa hữu ích khác. Việc tái phế liệu nhựa có thể tiết kiệm tới 60% năng lượng so với việc sản xuất nhựa từ đầu, bên cạnh đó, nó còn giúp giảm tình trạng ô nhiễm môi trường.

Phế liệu kim loại

Các loại như phế liệu nhôm, phế liệu đồng, phế liệu sắt thép, phế liệu hợp kim, phế liệu thiếc, phế liệu niken, phế liệu inox,… Tất cả các loại thiết bị điện, bo mạch điện tử hư hỏng, điện thoại, máy tính, đồ nội thất hay bất kể loại phế liệu kim loại nào cũng sẽ được công ty phế liệu thu mua với giá cao. Các vật liệu phế thải mua về sẽ được phân loại theo nhóm trước khi đưa đi tái chế.

Phế liệu thuỷ tinh

Tuy khong phải tất cả các loại thuỷ tinh thì đều có thể dùng để tái chế nhưng nhìn chung, việc tái chế lại thủy tinh là một cách hữu hiệu để bảo vệ hành tinh của chúng ta. Với mỗi tấn thủy tinh được tái chế, nhân loại sẽ tiết kiệm một lượng lớn nguyên liệu thô cần thiết để tạo ra thủy tinh mới bao gồm: 590 kg cát, 186 kg bột Natri Carbonate và 173 kg đá vôi.

LỢI ÍCH CỦA VIỆC TÁI CHẾ PHẾ LIỆU

Một trong những điểm làm nên sự khác biệt giữa phế liệu và phế thải là mục đích sử dụng. Phế liệu có thể trở thành nguyên liệu tái chế nên những sản phẩm mới trong khi phế thải thì không còn bất kỳ công dụng tái chế nào khác.

Lâu nay, việc tái chế luôn là hành động được nhiều người khuyến khích nên làm. Vậy thì cụ thể, lợi ích của hành động tái chế phế liệu bao gồm những gì?

Góp phần bảo vệ môi trường

Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ đã nghiên cứu, tái chế kim loại phế liệu đem liệu nhiều lợi ích cho môi trường, thay thế cho quặng sắt nguyên chất. Nó sẽ giúp giảm 86% ô nhiễm không khí, giảm 76% ô nhiễm nước, giảm 40% việc sử dụng nước và gây ô nhiễm nước, giảm 97% chất thải mỏ quặng, tiết kiệm 75% năng lượng và tiết kiệm 90% các nguyên vật liệu được sử dụng.

Cung cấp việc làm cho nhiều lao động

Không thể phủ nhân rằng, hiện nay, những công việc liên quan đến thu mua phế liệu đã phát triển hơn nhiều và giúp cho rất nhiều người kiếm được thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình.

Tuy vẫn còn những quan điểm khá hà khắc xoay quanh công việc này, nhưng với những đóng góp tích cực đến môi trường, chúng ta tin rằng, chúng sẽ dần được loại bỏ và mọi người sẽ có cái nhìn thiện cảm và tôn trọng hơn dành cho công việc này.

 

Sau khi đọc xong bài viết này, bạn có thể thấy rằng, phế thải và phế liệu là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Phân biệt được chúng sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc nhận biết cũng như có cách xử lý thích hợp cho từng loại. Hy vọng rằng, những thông tin chúng tôi chia sẻ trong bài viết trên đã hữu ích cho bạn.